Trang Súc Gỗ Quý LHCBộ BaCặp Đôi Hoàn Hảocouple 2Tam TấuAnh Em
Giỏ hàng

Tổng cộng 0 đ

Xem giỏ hàng Thanh toán

Thống kê truy cập
Tài liệu gỗ quý

TẢN MẠN VỀ GỖ MUN

TẢN MẠN VỀ GỖ MUN
Gỗ mun được giới mỹ nghệ cả Việt Nam và phương tây ưa chuộng , săn lùng vì độ quý hiếm, vì các đặc tính có một không hai và vì màu đen huyền thoại của nó. Trang Sức Gỗ Quý LHC xin phép giới thiệu đôi điều về gỗ mun và các loại gỗ mun trên thị trường hiện tại. Có thể chia gỗ mun thành 02 loại chính Gỗ mun sừng hay gỗ mun màu thuần đen Và gỗ mun sọc hay mun có màu không thuần đen.

Gỗ mun được giới mỹ nghệ cả Việt Nam và phương tây ưa chuộng , săn lùng vì độ quý hiếm, vì các đặc tính có một không hai và vì màu đen huyền thoại của nó.

Trang Sức Gỗ Quý LHC xin phép giới thiệu đôi điều về gỗ mun và các loại gỗ mun trên thị trường hiện tại. Có thể chia gỗ mun thành 02 loại chính

Gỗ mun sừng hay gỗ mun màu thuần đen Và gỗ mun sọc hay mun có màu không thuần đen.

Gỗ mun có màu thuần đen trên thị trường hiện có hai loại dưới đây:

1.     Gabon Ebony, có tên khoa học là Diospyros Crassiflora, một loại thực vật đặc hữu của rừng mưa nhiệt đới Tây Phi. Nó được đặt tên theo nước cộng Hòa Gabon, mặc dù nó cũng có mặt ở Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Congo, Cộng hòa Dân chủ Congo và Nigeria. Nó còn được biết với các tên gọi như Mun Tây Phi, Mun Camerron, Mun Benin,… với độ cứng 13,700N và tỷ trọng 955kg/m3 (độ cứng của gỗ chỉ lực nén cần thiết để tạo 1 lỗ sâu khoảng 1cm, đường kính khoảng 1cm trên mặt gỗ)

Các nước phương Tây đa phần biết đến mun Cameroon dùng làm phím đàn piano, chốt điều chỉnh hoặc chốt mắc dây của các loại nhạc cụ và được cho là có màu đen nhất trong các loại gỗ mun và có giá trị rất cao trên thị trường.

 2.     Vietnamese Ebony có tên khoa học là Diospyros Mun, một loại thực vật đặc hữu của vùng rừng núi Nam Trung bộ (Phú Yên – Khánh Hòa) với độ cứng 13,350N và tỷ trọng 1,065kg/m3.

 Một điều khá thú vị: "mun" là tên chữ quốc tế của mun sừng đồng thời cũng là tên chuẩn của gỗ mun trong tiếng Việt.

Mun sừng của Việt Nam có thể nói là xếp sau mun Gabon vì mun sừng Việt Nam hay có ẩn vân xanh khaki khi mới làm và sau thời gian gỗ lên nước, đen tuyền va bóng như sừng, trong khi đó mun Gabon có một màu đen tuyền óng ả, huyền thoại mà người phương Tây ưa chuộng.

Tại Việt Nam, Mun sừng gần như hoàn toàn tiệt chủng nên không tìm thấy gỗ quy cách trên thị trường mà đa phần tồn tại ở dạng lũa hoặc gỗ quy cách nhỏ.

Từ đánh giá trên có thể thấy gỗ mun sừng Việt Nam không hề thua kém gỗ mun Gabon mà trên thị trường gọi là gỗ mun Cameroon, có điều do được phương tây ít biêt đến nên  gỗ mun sừng  Việt Nam phải đứng sau gỗ Mun Gabon.

Nếu những phím đàn Piano, chốt điều chỉnh hoặc chốt mắc dây của các loại nhạc cụ phương tây mà làm bằng gỗ mun sừng Việt Nam thì chắc chắn cũng không thua kèm mun Gabon.

Chính vì những đặc tính trên mà Trang Sức Gỗ LHC đã sử dụng gỗ mun sừng làm loại gỗ chủ đạo cho dòng sản phẩm vòng tay gỗ mun, mặt dây chuyền gỗ mun, vòng đeo cổ gỗ mun, tượng gỗ ô tô, tượng gỗ để bàn, gỗ nghệ thuật,… với đặc tính của một loại gỗ quý hiếm, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và màu đen huyền thoại của gỗ mun sừng cộng với sự gia công, chế tác tỉ mỉ đã tạo nên nét đặc trưng cho những sản phẩm trang sức và thủ công mỹ nghệ làm từ gỗ mun sừng của Trang Sức Gỗ LHC .

Sau 2 loại mun sừng có màu thuần đen là mun sọc. Mun sọc có giá trị thấp hơn mun thuần màu đen vì không có màu đen tuyền như 2 loại trên, 2 loại mun sọc gồm:

Ceylon Ebony có tên khoa học Diospyros Ebenum, với độ cứng 10,790N và tỷ trọng 915 kg/m3, mọc ở Đông Ấn và Sri Lanka

Mun sọc có tên khoa học D. Saletti, D. Tonkinesis, D. Celebica mọc nhiều ở Indonesia và khu vực Đông Nam Á với độ cứng 14,140N và tỷ trọng 1,120kg/m3. Mun sọc Indonesia cứng nhất trong họ mun nhưng vì không cho màu thuần đen nên giá thành rẻ hơn 2 loại trên.

^ Về đầu trang