BÁCH XANH – TÙNG HƯƠNG - GỖ ĐỔI MÀU

Publish Date 30/09/2024
"

Bách xanh (Tùng hương Calocedrus macrolepis) - Gỗ đổi màu

Gỗ đổi màu là loại gỗ có khả năng đổi màu theo ánh sáng và nhiệt độ và thường dùng để chế tác các đồ vật trang trí trong nhà như lộc bình, tượng hay lọ hoa. Ban đầu gỗ có màu trắng xám nhạt, sau khi cây được bóc vỏ vài ngày thì gỗ chuyển sang màu xanh thẫm hoặc xanh ngọc với vẻ ngoài bóng đẹp như đá, nhưng vẫn nổi rõ đường vân với hoa văn đẹp như thủy tùng. Dân trong nghề còn gọi cây này với những cái tên khác nhau như: trắc xanh, trắc tía, bách xanh, tắc kè, kỳ đà…

Mô tả:

Cây Bách xanh là cây thân gỗ to, thường xanh, cao đến 20 - 25m hay hơn, đường kính, thân 0,6 - 0,8m, thân thẳng, nhưng khi cao trên 10m thường bị vặn. Vỏ màu nâu đen, nứt dọc. Cây Bách xanh phân cành sớm, cành to mọc gần ngang, cành con mang các nhánh nhỏ nằm trong cùng một mặt phẳng. Tán cây hình tháp rộng.

Lá cây Bách xanh hình vảy, xếp áp sát trên cành thành từng đốt mỗi đốt có 2 lá lưng bụng to hơn và 2 lá bên nhỏ hơn. Lá to dài 5mm, lá nhỏ dài 2mm gần giống lá Pơ mu (Fokienia hodginsii) về hình dạng và màu sắc, mặt trên màu lục thẫm, mặt dưới bạc hơn. Nón đơn tính cùng gốc; nón cái hình bầu dục, dài 12 - 18mm, rộng 6mm, hóa gỗ và nứt thành 2 mảnh bên với một mảnh giữa mang 2 hạt to, mỗi hạt có 2 cánh không bằng nhau.

Về hình thái, Bách xanh giống Pơ mu, nhưng khác ở chỗ Pơ mu cao to hơn và nón cái hình cầu mang nhiều hạt với vảy hình khiên có mũi nhọn ở giữa.

Đặc điểm sinh học cây bách xanh:

Cây bách xanh cho hạt tháng 10 - 12 (Đà Lạt). Tái sinh bằng hạt tốt, đặc biệt ở nơi có nhiều ánh sáng. Cây con mọc nhiều như mạ nhưng chỉ một số rất ít phát triển thành cây trưởng thành.

Nơi sống và sinh thái cây bách xanh:

Cây bách xanh mọc trong rừng mưa nhiệt đới thường xanh ở núi thấp, đôi khi ở núi trung bình (độ cao 900 - 1000m đến 1800m. Thường mọc thành từng đám nhỏ hay rải rác ở ven suối cùng với Thông nàng (Podocarpus imbricatus), Hoàng đàn giả (Dacrydium pierrei).. tham gia vào tầng vượt tán.

Cây bách xanh ưa khí hậu mát mẻ (nhiệt độ dưới 160C) và ẩm ướt lượng mưa trên 2000mm/năm, độ ẩm không khí cao. Thích hợp với loại đất vàng alít, đất alít mùn phát triển trên đá phiến cát kết hay granít, tầng mỏng đến trung bình, thảm mục dày.

Đặc điểm phân bố cây bách xanh:

Việt Nam: Lào Cai (Sapa), Hòa Bình, Hà Tây (Ba Vì), ở độ cao 1100 - 1200m), Đắc Lắc, Lâm Đồng (Đà Lạt), Khánh Hòa (Nha Trang: núi Tou Ha), Ninh Thuận.

Thế giới: Trung Quốc (Vân Nam), Đài Loan, Ấn Độ, Thái Lan.

Giá trị sử dụng cây bách xanh:

Cũng giống như thời trang, thay đổi từng năm từng mùa, gu sưu tập đồ gỗ của giới nhà giàu Việt Nam cũng đang đổi mới đa dạng và phong phú hơn. Nếu như trước đây sưu tập gỗ sưa, thuỷ tùng hay trầm hương là sành điệu thì cái tên được giới sưu tập đồ gỗ nhắc đến nhiều nhất hiện nay là gỗ đổi màu.

Gỗ cây bách xanh có thớ thẳng, khá min, khi khô ít nứt nẻ và không bị biến dạng, không bị mối mọt và mục, dễ gia công. Dùng để xây dựng nhà cửa, đóng đồ gỗ cao cấp, tiện đồ mỹ nghệ và làm đồ dùng văn phòng. Do gỗ có mùi thơm dịu nên còn được dùng làm bột hương. Ngoài ra cây có dáng đẹp, có thể trồng làm cảnh.\"\"

Tinh dầu có mùi thơm dịu, hiện còn ít được nghiên cứu về mặt hoá học cũng như giá trị sử dụng. Mùn cưa được dùng làm hương thắp. Gỗ rất tốt, thớ gỗ thẳng, mịn, rắn, chắc, khi khô không biến dạng, không nứt nẻ, không bị mối mọt, dễ gia công, chế biến, có thể dùng đóng đồ gỗ cao cấp, hàng thủ công mỹ nghệ, trang sức gỗ quý, gỗ phong thủy,...

Tình trạng khai thác cây bách xanh:

Đang nguy cấp, bị lùng kiếm ráo riết để lấy gỗ làm bột hương, vì nguồn Hoàng đàn (Cupressus torulosa) đã bị cạn kiệt. Vùng suối Đatala (Đà Lạt) chỉ còn những cây bách xanh nhỏ, đường kính dưới 10cm, ven thác Đarơcao (Đà Lạt) chỉ còn hơn 50 cây có đường kính trên 5cm. ước tính cả nước ta hiện tại không còn quá 500 cây bách xanh có đường kính trên 10cm. Môi trường sống của bách xanh cũng

                                                                             Nguồn (trangsucgo.com)

Thú chơi gỗ bách xanh quý hiếm

Gỗ bách xanh, đồng bào Thái thường gọi là 'may hình' (cây gỗ thơm), được giới chơi đồ gỗ săn lùng vì cho rằng thỏa mãn các yếu tố phong thủy, đắc tài, đắc lộc. Tuy nhiên việc sở hữu một vật dụng từ loài gỗ này là điều không hề dễ dàng.

\"\"

Nậm trà bách xanh do một người dân ở xã Châu Thôn (Quế Phong) chế tác trang trí.

\"\"

Hiện nay, loài gỗ này rất hiếm. Những vật dụng người ta nhìn thấy chủ yếu được các gia chủ lưu giữ từ nhiều năm trước và được giới chơi đồ gỗ ưa thích, trả giá cao.

\"\"

Thoạt nhìn, những đôi đũa này hết sức bình thường. Thực tế chúng được làm từ loài gỗ bách xanh - loại thuộc nhóm IIA (Nhóm quý hiếm cần được bảo vệ đặc biệt).

\"\"

Chiếc lọ đựng tăm cũng được tạo nên từ loài gỗ quý hiếm này đang thuộc quyền sở hữu của một gia đình sống tại huyện Quế Phong. Điểm đặc biệt của loài gỗ bách xanh là có mùi thơm rất dễ chịu. Sử dụng vật dụng được chế tác từ gỗ bách xanh, ngôi nhà luôn thoảng nhẹ hương thơm.

\"\"

Loài gỗ bách xanh luôn giữ được những vân mây đặc trưng.

\"\"

Chiếc bình nhỏ được làm bằng gỗ bách xanh.

\"\"

Chiếc khay đựng trà có tạc hình rồng cũng được tạo nên từ loài gỗ bách xanh quý hiếm của một gia đình ở huyện Quế Phong - Nghệ An

\"\"

Trong quan niệm của giới "chơi" đồ gỗ, bách xanh thỏa mãn các yêu cầu về phong thủy, mang lại may mắn, tài lộc cho các gia chủ. Trong ảnh là bức tượng Phật Di Lặc chế tác từ loài gỗ bách xanh.

 

\"\"

Gỗ bách xanh có 2 màu chủ yếu là đen, và vàng. Chiếc gạt tàn thuốc lá làm từ loài gỗ bách xanh màu đen.

\"\"

Cặp lục bình từ loài bách xanh màu đen.

 

Theo báo nghệ An

"