Mặt Dây Chuyền Gỗ Khắc chữ OM - bằng gỗ sưa đỏ- Fine Art Of Rare Wood Pedants - MSD.50
350.000 ₫
Người là bản thể của cây cối
Bản thể của người là lời nói
Bản thể của lời nói là thi ca Vệ đà
Bản thể của thi ca Vệ đà là Âm nhạc Vệ đà
Bản thể của âm nhạc Vệ đà là Udgitha – từ OM
Udgitha là bản thể tối cao trong các bản thể
Và xứng đáng với vi thể cao nhất : vi thể thứ tám
(Chândogya Upoanisad)
Đặt mua qua hotline (8:00 - 20:30)
0965.40.1379Người là bản thể của cây cối
Bản thể của người là lời nói
Bản thể của lời nói là thi ca Vệ đà
Bản thể của thi ca Vệ đà là Âm nhạc Vệ đà
Bản thể của âm nhạc Vệ đà là Udgitha – từ OM
Udgitha là bản thể tối cao trong các bản thể
Và xứng đáng với vi thể cao nhất : vi thể thứ tám
(Chândogya Upoanisad)
OM (có khi được viết là AUM, A = O, AU = M ), phát âm theo tiếng Việt là "ôm" kéo dài âm Ô. Chữ này là biểu tượng âm thanh cao quý và trọn vẹn nhất trong Ấn Độ giáo, được một vài trường phái Phật Giáo, nhất là Kim Cang xem như một Mantra. OM được xem là tượng trưng của cả hai: SẮC & ÂM.
OM là âm thanh tượng trưng cho sức mạnh của tâm thức nội tại, của Phật tính trong thế giới giả tạm, trong ảo ảnh (Mãya) này.
Chữ OM được biểu diễn bằng ba vòng cung và một chấm nhỏ. Ba vòng cung biểu diễn sắc thể, ý thức và vô thức. Chấm nhỏ nằm ngoài ba vòng cung đó biểu hiện trí huệ cao nhất dung chứa cả ba. Hình dạng của chữ OM là một biểu hiện cụ thể của Chân Như. Không có khái niệm hay vật thể nào trong vũ trụ có thể tồn tại độc lập, tất cả đều là biến thể của một Chân Tâm duy nhất, có liên hệ với Chân Tâm đó và vì vậy chúng liên hệ với nhau.
Hãy nhìn kỹ chữ OM, ta thấy 3 đường vòng cung, một hình bán nguyệt và một dấu chấm. Các dạng này được xem nằm trong một thể thống nhất. Ba đường vòng cung được nối với nhau, diễn tả 3 tâm trạng (avastha): tỉnh (jagrat, vais vanara); mộng (svapna); say ngủ ( susupti ) Chân Tâm là trạng thái thứ tư (turiya), đứng trên và là nền tảng của ba trạng thái bên dưới. Vòng bán nguyệt chỉ sự vô cùng và dấu chấm riêng lẻ chỉ óc suy luận không thể tiếp cận Chân Tâm.
Vòng cung lớn ( số 1 ) diễn tả tâm trạng thông thường của con người, đó là hoạt động tiếp xúc với ngoại cảnh.
Vòng số 2 diễn tả giấc mộng, đó là tâm thức nội tại, do quá trình suy luận hình thành, không phụ thuộc vào ngoại cảnh & được xem là cầu nối giữa số 1 & số 3.
Vòng số 3 cao nhất diễn tả tầng tiềm thức, đó là tâm trạng con người say ngủ. Vòng này cũng chỉ là giai đoạn tiếp nối, nó gần với tâm trạng tuyệt đối nhất.
Tâm trạng tuyệt đối chính là dấu chấm, nó chiếu rọi & chế ngự 3 tầng tâm thức kia, được gọi đơn giản là " thể thứ 4 " (turiya ) & là nguồn gốc của tất cả. Chỉ có những người tu hành đã vượt qua 3 tâm thức thô thiển trước mới có thể tiếp cận " thể thứ 4" này.
Giải thích đơn giản đi 1 chút :
Ðây là 1 kí hiệu tượng trưng cho Brahman ( là một một thánh thần tối thượng của Ấn Độ giáo ) . Brahman là nền tảng linh thiêng cho tất cả vật chất, năng lượng, thời gian, không gian, các thể sống , và tất cả những gì vượt khỏi vũ trụ này. ( Hiểu nôm na là Đấng tạo hóa có quyền lực tối cao )
Đây là âm tiết trong kinh tiếng Phạn cổ Chữ Tất Đàm, Ấn Độ - mà bây giờ
chỉ được sử dụng cho các mục đích đặc biệt ở Đông Á Phật giáo bí truyền. Đối với các Phật tử, biểu tượng này có ý nghĩa rất đặc biệt , nó đại diện cho vẻ đẹp và nhiều ý nghĩa .
Xét theo lý thuyết thì kí hiệu này mang đậm tính triết học sâu sa , thể hiện các nền tảng của nó qua từng nét chữ cụ thể , kí hiệu hình bán nguyệt mở phía trên tượng trưng cho sự vô hạn , vượt qua giới hạn hiểu biết của con người , nó còn đại diện cho từ "nhất ( một)" vốn là âm thanh đơn giản và cơ bản nhất trong tiếng Phạn .....
"
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng